Truyền thuyết Thượng Quan Uyển Nhi

Hồng mai trang

Đối với câu chuyện về bông hoa đỏ trên trán Uyển Nhi, sau này đã trở thành biểu tượng của phụ nữ thời nhà Đường, có rất nhiều tích khác nhau. Từ tiểu thuyết tên Dậu Dương tạp trở (酉阳杂俎) của thi sĩ Đoạn Thành Thức (段成式), Uyển Nhi do phạm tội (không rõ tội gì) mà bị xăm trên trán, từ đó nữ nhân thiên hạ đều bắt chước theo[24].

Sách tiểu thuyết diễm tình tên Khống Hạc giám bí ký (控鹤监秘记) của Trương ký (张垍) kể lại, Thượng Quan Uyển Nhi có tư tình với Trương Xương Thông, nam sủng của Võ Tắc Thiên, cả hai gian díu và bị bắt gặp. Võ Tắc Thiên cho khắc hình trên trán bà[25]. Qua rất nhiều thuyết, tất cả đều nói bà bị phạt khắc hình trên trán nhưng chưa thành hình thù gì, Thượng Quan uyển Nhi sau đó để che sự xấu xí của vết thẹo, đã tô trang chỗ ấy thành hình hoa mai màu đỏ rất đẹp, điều này càng khiến Uyển Nhi trông xinh đẹp lạ thường. Từ đấy phụ nữ trong thiên hạ bắt chước theo, gọi là [Hồng Mai trang; 红梅妆][26].

Mộc Môn tự đề thi

Câu chuyện tình của Thượng Quan Uyển Nhi và Chương Hoài Thái tử Lý Hiền cũng có nhiều tiêu bản được dân gian ca tụng.

Tương truyền, khi vừa cập kê, Uyển Nhi đã đem lòng yêu mến Thái tử, nhưng Thái tử đã có thê thiếp, còn Uyển Nhi lại được Võ hậu trọng dụng. Sau này Lý Hiền bị biếm làm thứ dân, phải đi lưu đày qua Ba Châu, từng ở tại Mộc Môn tự (木門寺) (nay ở Vượng Thương, Quảng Nguyên, Tứ Xuyên). Trong Mộc Môn tự có một cái tảng đá phơi kinh Phật, đề rằng Sái Kinh thạch (晒经石), và Lý Hiền tiện tay viết xuống một vầng thơ:

Nguyên văn...明允受谪庶巴州,身携大云梁潮洪.晒经古刹顺母意,堪叹神龙云不逢.Phiên âm...Minh duẫn thụ trích thứ ba châu,Thân huề đại vân lương triều hồng.Sái kinh cổ sát thuận mẫu ý,Kham thán thần long vân bất phùng.

Vầng thơ của Lý Hiền cảm khái cho hoàn cảnh của chính mình. Khi Thượng Quan Uyển Nhi đến Ba Châu thăm Lý Hiền, giữa đường nghe tin Lý Hiền bị hại chết, liền làm một bài thơ tiếc thương Lý Hiền ở đây trên Sái Kinh thạch, tên gọi Do Ba Nam phó Tĩnh Châu (由巴南赴静州)[7]:

Nguyên văn...米仓青青米仓碧,残阳如诉亦如泣。瓜藤绵瓞瓜潮落,不似从前在芳时。Phiên âm...Mễ thương thanh thanh mễ thương bích,Tàn dương như tố diệc như khấp.Qua đằng miên điệt qua triều lạc,Bất tự tòng tiền tại phương thời.